1.1 Nên đi du lịch Chùa Hương vào thời gian nào?
1.2 Chuẩn bị đồ lễ gì khi đi du lịch chùa Hương
1.3 Các điểm đến tham quan Chùa Hương
1.4 Giá vé tham quan thắng cảnh ở Chùa Hương
1.5 Kinh nghiệm khi đi đò du lịch chùa Hương
1.6 Ăn uống ở Chùa Hương
1.7 Những lưu ý khi mua sắm quà tại chùa Hương
Hướng dẫn viên Việt Queen Travel xin chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm hữu ích cho chuyến đi du lịch chùa Hương 1 ngày. Chùa Hương là một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút du khách. Vào những dịp đầu năm, lễ hội chùa Hương càng lại càng đông vui hơn, bời người người đi du xuân chẩy hội. Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.
Hành trình du lịch chùa Hương không chỉ là hành trình về miền đất Phật, mà còn là dịp để du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp non nước thiên nhiên hữu tình nơi đây.
Có lẽ khoảng thời gian thích hợp nhất để đi chùa Hương là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, vì thời gian này lễ hội chùa Hương đang diễn ra, Thời điểm chính của lễ hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Nếu đi vào thời gian này bạn sẽ được hòa mình vào không khí vui nhộn và nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của lễ hội, nhưng sẽ rất mệt đó, vì lượng khách đi đông nên tình trạng chen lấn sô đẩy và cướp giật dễ xảy ra. Bạn nào yêu thích sự yên tĩnh và ngắm cảnh trọn vẹn thì nên đi vào các tháng khác trong năm.
Khi đi chùa Hương, nên chuẩn bị đồ cúng lễ từ nhà, đồ đơn giản gọn gàng tiết kiệm chi phí.
Chùa Hương là một quần thể kiến trúc nằm trong thung lũng Suối Yến, được chia làm 4 tuyến hành hương du lịch chính:
- Tuyến du lịch Hương Tích: Điểm đến Đền Trình,Chùa Thiên Trù, Động Tiên Sơn,Chùa Giải Oan, Đền Trần Song ,Động Hương Tích,Chùa Hinh Bồng.
- Tuyến du lịch Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn ,Động Hương Đài.
- Tuyến du lịch Long Vân: Chùa Long Vân, Động Long Vân, Hang Sũng Sàm.
- Tuyến du lịch Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài, Động Chùa Cá, Động Tuyết Sơn
- Tuyến du lịch chính Đền Trình - Thiên Trù - động Hương Tích: giá 130.000 đ/khách/vé (gồm: Vé tham quan thắng cảnh: 80.000 đ/vé/khách; Vé đò thuyền: 50.000 đ/vé/khách)
- Vé đi đò thuyền tuyến du lịch Tuyết Sơn và tuyến Long Vân: 30.000 đ/vé/khách
- Giá vé cáp treo chùa Hương: Giá cáp treo người lớn: Giá 160.000đ/vé/khách/ khứ hồi, 100.000đ/vé /khách/1 lượt; giá cáp treo Trẻ em: 100.000đ/vé/khách khứ hồi, 70.000đ/vé/khách/1 lượt (trẻ em cao trên 1,1m giá vé như người lớn).
Các trường hợp được ưu tiên giá vé du lịch chùa Hương:
-Từ 60 tuổi trở lên giá vé thăm quan giảm 50% (khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ Hội người cao tuổi)
- Trẻ dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan chùa Hương.
- Trẻ trên 10 tuổi giảm 50%, trẻ em cao 1,1m trở lên phí thăm quan tính như người lớn.
- Học sinh, sinh viên (khi mua vé cần xuất trình thẻ để được ưu đãi).
Nên mua vé đò tại cổng hội hoặc khu vực suối Yến liên hệ trực tiếp với nhà đò. Tuyệt đối không mua vé đò của cò đò vì họ chặt chém giá rất cao, lại nhồi nhét nhiều khách không đảm bảo an toàn khi đi đò.
Quanh khu vực dọc đường đến gần động Thiên Trù có khá nhiều nhà hàng phục vụ khách du lịch ăn sáng, ăn trưa, tối với thực đơn đa dạng nhưng bạn nên hỏi khảo giá trước khi ăn tránh tình trạng chặt chém quá mức.
Ở chùa Hương có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bệnh, nhưng các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên trước khi mua hãy cẩn trọng.
Và Có rất nhiều đồ lưu niệm, đặc sản chùa Hương bạn có thể mua về làm quà như vòng tay, vòng cổ đá, chè củ mài, mơ, rau sắng.