x
Pop-up
...

Kinh nghiệm đi du lịch yên tử 1 ngày từ A đến Z

Link hay button
Kinh nghiệm đi du lịch yên tử 1 ngày từ A đến Z

Trong các ngôi chùa linh thiêng ở Việt Nam, có lẽ mình yêu thích và ấn tượng nhất là chùa Yên Tử. Bởi không gian, môi trường nơi đây khá trong lành, rừng núi trùng điệp, mây mù mờ ảo, có rừng tùng cổ ngàn năm tuổi, ngôi chùa cổ kính linh thiêng, không như những điểm đến khác, đi du lịch về mà người khỏe khoắn thêm. Lần đầu tiên mình đi du lịch Yên Tử 1 ngày vào đúng dịp sinh nhật nên khá vắng khách do đó tận hưởng được không gian thoải mái không phải chen chúc như mùa lễ hội.



Xem qua chương trình du lịch Yên Tử thì không mấy ấn tượng, nhưng khi đến nơi tham quan thì cảm nhận khác hoàn toàn, mình bị cuốn hút và hòa mình vào cảnh thiên nhiên rừng núi, xanh mát, không khi trong lành, yên tĩnh, cảm giác bình yên đến lạ. Đi bộ lên chùa là cách chinh phục được nhiều người yêu thích nhất, vừa đi vừa nghỉ ngơi nối chuyện với ngời thân bạn bè, thong dong thư thái. Nhưng nếu dành một ngày để đi bộ thì bạn sẽ mất nhiều thời gian. Do đó bạn phải đến đây sớm mới chinh phục được hết. Còn không thì bạn dành 1 tuyến  cáp treo để chinh phục chùa Yên Tử. Vừa ngắm cảnh lúc leo bộ và tận hưởng phong cảnh lúc ngồi trên cáp treo. 



Mình thích sự yên tĩnh nên mình đến Yên Tử vào những ngày bình thường để khám phá trọn vẹn hơn. Nếu các bạn thích nhộn nhịp thì nên đi Yên tử vào dịp lễ hội. Thông thường lễ hội Yên Tử thường được tổ chức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch.


Một số món đồ cần mang theo khi đi Yên Tử:  Mang một số đồ cần thiết tối giản là cách tốt nhất vì bạn chỉ đi sáng và chiều đã về rùi, mang nhiều đồ cồng kềnh, nặng nề sẽ làm bạn mệt mỏi trong lúc di chuyển. Dưới đây là một số đồ mình nghĩ bạn nên mang theo.


Tiền: Phòng những trường hợp cần tiền phát sinh, bạn nên mang đủ dùng tránh bị trộm cướp hay móc túi. Nếu cần thiết đi cáp treo thì bạn kham thảo giá vé cáp treo du lịch Yên Tử 2018 dưới đây:

  1. Tuyến 1 (Chùa Giải Oan - Chùa Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/người - Khứ hồi 200.000 đồng/người
  2. Tuyến 2(Chùa Một Mái(Tượng An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/người - Khứ hồi 200.000 đồng/người.
  3. Chiều xuống 2 tuyến: 200.000 đồng/người
  4. Khứ hồi 2 tuyến: 280.000 đồng/người


Lưu ý: Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí vé(chiều cao dưới 1m2) Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người cao tuổi trên 70 tuổi, người thương binh, tăng ni(xuất trình thẻ)


Thời gian phục vụ cáp treo Yên Tử:

Mùa lễ hội (tháng 01 đến tháng 3 âm lịch):   từ 5h sáng đến 20h tối hàng ngày.

Ngoài mùa lễ hội (tháng 4 đến tháng 12 âm lịch): Từ  7h sáng đến 18h tối hàng ngày.




Do địa hình cao, phải leo núi nhiều nên mình khuyên bạn nên đi giầy thể thao hoặc giầy mềm. Tránh đi giày cao gót vì bạn không thể chinh phục hết Yên Tử nếu đi giày cao gót đâu, với lại đi giày cao gót nguy hiểm dễ ngã, dù bạn có đi cáp treo thì bạn vẫn phải leo bộ một đoạn đường đá, đường mòn gập gềnh mới đến được các địa điểm tham quan. 


Balo nhỏ gọn để ít đồ ăn vặt nhẹ, nước uống tầm 1,5 lít, giấy ướt, chút tiền lẻ đặt ban thờ tùy tâm. Vì leo bộ nhiều nên cơ thể mất khá nhiều nước và dễ bị mệt nên nước có lẽ là thức cần thiết không thể thiếu. Đồ ăn vặt có thể thiếu nhưng nước thì không nhé các bạn hoặc các bạn có thể mua nước dọc đường trên núi nhưng khá đắt đó. 




Quần áo: Nếu đi vào mùa hè thì nên đội mũ cho gọn chứ mang ô cồng kềnh lắm, quần áo thoáng mát, áo chống nắng, khẩu trang. Còn đi vào mùa đông, thì bạn nên mặc đủ ấm áo gió nhẹ nhàng và áo len thui nếu nóng còn buộc được áo gió ngang hông. Còn áo khoác dày thì để dưới xe, vì đợt mình đi vào mùa đông mình mặc một áo len bên trong và một áo khoác dày cộp, sau leo núi được một lúc toát mồ hôi, nóng phừng phừng đành cởi cái áo khoác ngoài ra mà chỉ muốn vứt nó đi cho nhẹ nợ ấy. 




Nếu bạn đi du lịch Yên tử 1 ngày trọn gói thì bạn không cần phải mang đồ ăn vặt nhiều đâu vì công ty du lịch đã bao trọn bữa ăn cho bạn rùi, nhưng thường thì ăn dưới chân núi xong mới bắt đầu hành trình khám phá Yên Tử. Đợt đó, mình đi du lịch Yên Tử trọn gói theo tour của 1 công ty du lịch ở Hà Nội. Xuất phát từ 8h sáng đến 11h trưa đến Yên Tử, Ăn Cơm trưa dưới chân núi luôn sau đó tham quan. 


Nếu bạn muốn nhiều thời gian tham quan hơn thì nên tự đi nhưng khi đi cần mang theo chút đồ ăn để lúc leo núi đến trưa đói còn có đồ để ăn. Một số đồ ăn vặt trưa như sôi, bánh mỳ sữa, giò, chả, xúc xích, khoai...hoặc bạn có thể ăn đồ vặt này trên núi cũng có nhưng ít hàng nên người ta bán khá đắt. 



Các điểm tham quan du lịch Yên Tử 1 ngàyCầu Giải Oan, chùa Giải Oan, Tháp Huệ Quang, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Chùa Đồng.


Khám phá hết các địa điểm trên thì trời đã dần chuyển sang xế chiều tối dần và kết thúc hành trình du lịch yên tử 1 ngày. Mình trở về nhà với tâm trạng thoải mái và khá vui vẻ, người khỏe ra không thấy mệt như những hành trình du lịch khác. Không biết có phải do chùa Yên Tử linh thiêng không các bạn nhỉ? Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch Yên Tử mình chia sẻ ở trên phần nào giúp bạn đọc hiểu và có thêm trải nghiệm thú vị về Yên Tử.


Chúc các bạn có chuyến du lịch Yên Tử 1 ngày vui vẻ và hạnh phúc! 

ˆ