x
Pop-up
...

Dấu tích lịch sử của đền An Dương Vương xứ Thanh

Link hay button
Dấu tích lịch sử của đền An Dương Vương xứ Thanh


Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy răn dạy hậu thế về sự cảnh giác trước quân thù chắn hẳn đã trở thành bài học nằm lòng đối với mỗi người con đất Việt. Trong hành trình của tour Sầm Sơn 3 ngày 2 đêm, Việt Queen Travel được ghé thăm đền An Dương Vương, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa cùng nhiều di tích gắn liền với chặng đường rút lui năm xưa của hai cha con công chúa Mỵ Châu.


Đền An Dương Vương - Thanh Hóa ở đâu?

Đền thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu nằm ở làng Bình Hòa, xã Quảng Châu - nơi có vị trí thuận lợi về giao thông khi có Quốc Lộ 47 nối thành phố Thanh Hóa và bãi biển Sầm Sơn chạy qua. Phía trước đền là sông Đơ (nhánh con của sông Lạch Trào), ở đằng xa là dãy Trường Lệ như một người khổng lồ nằm án ngữ tạo không gian thoáng đãng, cảnh vật sinh động liên tưởng về sự tích xa xưa.

Truyền thuyết về đền thờ An Dương Vương

Nàng Mỵ Châu xinh đẹp là con gái của An Dương Vương Thục Phán - vị vua tài ba dẹp tan quân Tần, thống nhất nhà nước Văn Lang rồi xây dựng đế chế của mình tại thành Cổ Loa. Sở dĩ nước Âu Lạc được thái bình, ấm no là do sức phòng thủ tuyệt vời của Nỏ Thần - vũ khí bắn bách phát bách trúng được bàn tay tài hoa của bề tôi Cao Lỗ chế tạo ra từ “móng” của thần Kim Quy.

Thời điểm đó, Triệu Đà ở phương Bắc sau nhiều lần đánh chiếm thất bại cũng đã biết được nguyên nhân nằm ở chiếc Nỏ Thần. Vì thế hắn vờ xin hòa, cho con trai Trọng Thủy sang cầu hôn Mỵ Châu nhằm mục đích đánh tráo vũ khí tối thượng đó. Nghĩ đây là chuyện tốt, cộng với sự mất cảnh giác nên nhà vua không chỉ đồng ý việc hôn sự mà còn cho phép Trọng Thủy được ở rể.

Vì tình yêu mù quáng mà nàng Mỵ Châu đã quên lời cha dặn, đem bí mật về Nỏ Thần kể hết cho chồng nghe, thậm chí còn mang cho hắn xem. Và thật tai hại, chiếc nỏ bị Trọng Thủy đánh tráo ngay sau đó. Thành Cổ Loa nhanh chóng thất thủ với chiếc nỏ “dỏm”, An Dương Vương đành phải mang Mỵ Châu chạy xuôi về hướng Nam, và cái kết là tự tay chém chết con gái - kẻ khiến ông thất bại cay đắng.

Truyền thuyết gây ra nhiều nghi hoặc cho khách đi tour Sầm Sơn giá rẻ, chẳng ai biết câu chuyện nỏ thần có thật không, người khiến nước Âu Lạc rơi vào tay kẻ thù có phải nàng Mỵ Châu? Nhưng chắc chắn rằng kiến trúc trôn ốc của thành Cổ Loa hàng ngàn năm vẫn còn nguyên vẹn. Và ở Thanh Hóa, những di tích cổ trên con đường rút chạy của nhà vua nước Âu Lạc cùng con gái vẫn tồn tại theo năm tháng.

Những di tích cổ trên mảnh đất xứ Thanh

An Dương Vương cùng con gái trên đường chạy ra biển đã đánh rơi chiếc đai vàng trên cánh đồng ở phía trước của ngôi đền hiện tại. Chính bởi vậy cánh đồng được đặt tên là Đài Vường và nhân dân lập đền An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu ngay tại đây để tưởng nhớ công lao lập quốc của vị vua Âu Lạc. Các triều đại về sau đều phong tên thụy cho ngài là Nam Hải Đại Vương.

Đền thờ có diện tích 5000m2 với kiến trúc cửa Nghinh môn cao ba tầng soi mình xuống dòng sông Đơ. Qua nghinh môn là Bái đường, nhà Tiền đường rộng 5 gian, Trung điện được xây song song với tiền đường tạo thành hình chữ “Nhị”, rộng 3 gian. Sân hậu nối chính tẩm với giữa Trung điện theo hình chữ “Đinh”. Bài vị và long ngai của thần Nam Hải được đặt ở hậu cung 3 gian, nằm bên trong chính tẩm.

Hằng năm tại đây đều đặn diễn ra 4 dịp lễ lớn được đông đảo khách đi tour Sầm Sơn từ Hà Nội quan tâm: ngày đức Vua lên ngôi (6 tháng 1), lễ Cầu Phúc (1 tháng 2), ngày đức Vua băng hà (11 tháng 3) và ngày sinh của đức Vua vào tháng 7 âm lịch. Vào lễ Cầu Phúc, tổng Châu - Thọ - Vinh sẽ tổ chức rước kiệu về đền, và các năm Tý - Ngọ - Mão sẽ tổ chức đại lễ vô cùng hoành tráng và hấp dẫn.

Khách du lịch Sầm Sơn rất bất ngờ khi biết di tích Giếng Ngọc ở xã Nghi Sơn được cho rằng có liên quan tới cái chết của nàng Mỵ Châu. Khi biết được rằng mình bị chồng lừa gạt dẫn tới nước mất nhà tan, nàng đã khấn xin hóa thành ngọc châu để rửa nhục. Người dân kể rằng khi bắt được trai đem rửa trong giếng tại núi Biện Sơn thì thấy ngọc sáng một cách lạ thường, nên đây được gọi là giếng Ngọc.

Câu chuyện không chỉ là truyền thuyết dân gian mà còn được ghi chép trong sử sách với điển tích “rải lông ngỗng” trong đó Mỵ Châu là nhân vật vừa đáng giận lại vừa đáng thương. Giận vì nàng đã để lộ bí mật khiến cơ nghiệp của cha bị hủy hoại, đất nước bị thôn tính. Thương ở chỗ vì yêu mà mù quáng kéo theo sai lầm, nhưng chẳng phải ngay từ đầu nàng đã là quân cờ chính trị của cha mình đó sao?

(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet, nếu bạn là chủ sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi)

Bài viết liên quan

ˆ