x
Pop-up
...

ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ - MỘT TRONG TỨ BẤT TỬ CỦA THẦN ĐẠO VIỆT NAM

Link hay button
ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ - MỘT TRONG TỨ BẤT TỬ CỦA THẦN ĐẠO VIỆT NAM


Đền Chử Đồng Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong giới phật tử khắp nơi, không ai là không biếtĐến thăm nơi đây, du khách không chỉ được biết về mối tình bất tử của chàng Chử Đồng Tử mà còn được tìm lại s bình yên trong tâm hồn, sự cân bằng trong cuộc sống.



TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ

Theo sử sách ghi lại, Chử Đồng Tử cùng cha là Chử Cù Vân sống tại Chử Xá (nay là Gia Lâm, Hà Nội). Chiếc khố là thứ tài sản duy nhất còn sót lại sau khi nhà bị thiêu rụi, hai cha con phải thay nhau mặc mỗi ngày. Di nguyện của người cha trước lúc lâm chung là muốn con trai giữ lấy chiếc khố cho bản thân. Nhưng vì thương cha nên Chử Đồng Tử đã chấp nhận chịu cảnh người không mảnh vải để chiếc khố lại liệm theo cha.


Cuộc sống vốn đã khổ nay càng khổ hơn, Chử Đồng Tử hàng ngày chỉ dám ngâm nửa người dưới nước bán cá đổi thức ăn. Định mệnh như trêu đùa, sắp đặt cho chàng trai nghèo gặp được công chúa Tiên Dung, con gái yêu của vua Hùng Vương thứ ba trong một hoàn cảnh vô cùng éo le. Nhưng có lẽ điều này chỉ là một nút thắt thú vị của mối lương duyên trời định. Vì cảm động trước sự khổ cực và lòng hiếu thảo của Chử Đồng Tử nên họ đã kết duyên vợ chồng.


Vua Hùng biết tin thì vô cùng giận dữ, nổi giận lôi đình và ban sắc lệnh không cho công chúa quay về. Chẳng lấy thế làm buồn, nàng lấy việc chu du khắp nơi cùng chồng làm hạnh phúc cho bản thân sống cuộc sống vô lo vô nghĩ. Món quà của vị tăng sĩ tên Phật Quang trong chuyến tầm sư học đạo vốn là vật thần thông, qua một đêm biến vợ chồng thành người giàu có với thành quách và kẻ hầu người hạ vô kể khiến dân chúng nô nức kéo đến xin làm đầy tớ với sự kinh ngạc trên khuôn mặt.


Nơi đó bỗng chốc trở nên phồn thịnh như một đất nước riêng khiến Vua cha cho rằng họ có ý định tạo phản nên quyết định phái quân đi đánh. Tới nơi thì trời tối, quan quân đóng bên này sông định sáng ra mới tiến vào đánh. Nhưng thật kinh ngạc, sáng hôm sau tỉnh dậy thì cung điện thành quách nguy nga đã không còn. Chử Đổng Tử - Tiên Dung đã cùng bầy tôi bay lên trời bỏ lại đầm nước mênh mông. Nhân dân quanh vùng cho rằng đó là điều tâm linh nên đã lập miếu thờ quanh năm.


ĐI ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ VÀO THỜI ĐIỂM NÀO

Đền Chử Đồng Tử không cách quá xa thủ đô nên du khách có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm tốt nhất mà Việt Queen Travel muốn khuyên bạn đó là vào ngày 10-12/2 âm lịch, bởi thời gian này bạn có thể kết hợp để tham gia lễ hội tại đây kết hợp du xuân luôn.




Đến nơi đây vào tháng 7 thì các bạn sẽ có dịp thưởng thức những trái nhãn chín, mọng nước bởi đó là chính vụ nhãn. Tháng 5 mùa sen nở, hay tháng cuối tháng 12 mùa hoa cúc họa mi khoe sắc rực rỡ cũng sẽ là một sự lựa chọn không tồi phải không nào. Lưu ý là tháng 8- tháng 11 là mùa mưa đường trơn trượt nên tránh đi vào các ngày đó nhé.




ĐI ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GÌ

Xe bus: Bạn chỉ cần đi tới bến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt 1 trong các tuyến: Bus 205: Xe đi thành phố Hưng Yên - Bus 208: Xe đi Yên Mỹ - Bus 40: Xe đi Như Quỳnh. Sau khi lên xe, hãy nhớ dặn dò phụ xe về điểm xuống là bạn có thể đánh một giấc, đến khi tỉnh dậy sẽ tới nơi rồi bạn nhé.


Xe máy hoặc phương tiện khác: đi qua cầu Thanh Trì, qua Ecopark thì đi tiếp đến đường mới liên tỉnh và chạy thẳng là đến Hưng Yên. Từ Hà Nội đến thành phố Hưng Yên chỉ đi mất khoảng hơn 2 tiếng đi xe máy, đường đi cũng rất thoáng và khá là an toàn. Nhớ bật cho mình Google Map để tránh bị lạc bạn nhé


Đường Sông: Tour du lịch sông Hồng 1 ngày của Việt Queen Travel với lộ trình HÀ NỘI - ĐỀN DẦM - ĐỀN ĐẠI LỘ - ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ - BÁT TRÀNG - HÀ NỘI khởi hành hàng ngày. Quý khách quan tâm có thể tham khảo tại đây.




HAI NGÔI ĐỀN NỔI TIẾNG THỜ ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ

Đền Ða Hoà (đền Chính Đa Hòa) thuộc Đa Hoà, Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên, là nơi Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung. Các thuyền buôn mỗi lần qua đây đều dừng lại để khấn Chử Đồng Tử cầu cho làm ăn thuận lợi. Chính vì sự linh thiêng đã khiến cho ngôi đền dựng đứng cheo leo nơi bờ sông luôn tấp nập du khách và con buôn tứ xứ đến cúng bái.






Ngày nay đến đã được dựng lại trên khu đất cao có diện tích lên tới 1,8ha vô cùng thoáng đãng và rộng rãi. Cấu trúc của đền gồm Nghi môn ngoại, Sân ngoài, Nghi môn nội, Chính điện và công trình phụ 18 tòa. Nơi đây hiện đang lưu giữ đôi lọ Bách thọ (100 chữ thọ khác nhau ở thành lọ gốm); vô số bút tích của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh và các di vật cổ khác.


Đền Hóa Dạ Trạch (đền Dạ Trạch) thuộc Yên Vĩnh, Dạ Trạch, là nơi Chử Đồng Tử và Phu nhân biến về trời. Do đền từ xa xưa tọa trên một gò đất cao giữa đầm nên dân chúng phải đi thuyền sau đó leo 19 mới vào được đền. Năm 1883, đền Dạ Trạch bị đốt bởi thực dân Pháp và chỉ được xây lại vào năm 1890. Ao đầm xung quanh đền bây giờ đều được lấp kín đền chỉ còn lại hồ bán nguyệt nên chỉ phải leo 5 bậc là vào tới đền. Cấu trúc đền từ ngooài vào trong: Tam quan, Lầu chuông, Hồ Bán nguyệt, Sân đền, Điện thờ và vô số công trình phụ.

  



Mối lương duyên trời định Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung được con cháu ghi nhớ và lưu truyền hàng ngàn năm. Bởi vậy du khách đi Tour du lich sông Hồng 1 ngày của Việt Queen Travel tới đền Chử Đồng Tử không chỉ dâng nhang tưởng nhớ tới một trong Tứ bất tử của thần đạo Việt Nam mà còn để cầu mong tìm được tình duyên và sự an nhiên ấm êm cho gia đình suốt cả năm.

Bài viết liên quan

ˆ