Đèo Khau Phạ - một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại Việt Nam vốn chẳng xa lạ gì đối với cộng đồng đam mê xê dịch, là điểm đến mà khách đi tour Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm hiếm khi bỏ qua khi tới miền rẻo cao Tây Bắc. Còn nếu như bạn là người đam mê chinh phục, khám phá khung cảnh hùng vĩ thì lại càng khó có thể từ chối địa điểm đang khiến cho giới trẻ điên đảo này.
Từ trung tâm thành phố, mất khoảng 5 giờ đồng hồ đi trên đường Quốc Lộ 32, qua đến Tú Lệ là khách du lịch Mù Cang Chải sẽ bắt gặp một trong những con đèo đẹp nhất nằm trên dải Hoàng Liên Sơn hùng vỹ. Ở đó, đèo Khau Phạ với chiều dài 20km trông như một dải lụa xám vắt ngang “Núi tiếp núi, bồng bềnh mây trắng - Đất và trời hò hẹn ở nơi đây”.
Nằm giáp ranh giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải, con đèo này chẳng những dài và hiểm trở mà nó còn được liệt vào hàng ngũ “Tứ đại danh đèo” miền Bắc bởi độ quanh co, dốc đứng của mình. Người Thái gọi nơi đây là “Khau Phạ” - sừng trời, còn với người Mông, nơi đây gọi là “đở chua” - đỉnh núi nhiều gió, nhưng theo nghĩa nào thì nó cũng tạo cho ta một cảm giác hùng tráng, hiên ngang.
Những cung đường đèo uốn lượn có đoạn xuyên qua cả khu rừng già hoang sơ, lấp ló trong làn mây khiến cho Khau Phạ vừa thơ mộng vừa mang chút gì đó kỳ bí. Mùa xuân về, nơi đây khoác lên mình vẻ tươi mới với sắc màu rực rỡ của vô số các loài hoa: hoa tớ dảy, hoa đào rừng, hoa mận, hoa lê cùng hoa ban Tây Bắc đua nhau nở khắp sườn núi, con đường…
Thứ hợp âm của suối ngàn, của thác nước kết hợp cùng tiếng khèn, tiếng sáo tạo nên một bản giao hưởng đặc sắc của đất trời khiến cho khách đi tour Mù Cang Chải từ Hà Nội không khỏi cảm thấy xốn xang. Loanh quanh bên sườn núi, chân đèo là những thửa ruộng bậc thang người Mông như con sóng vàng mang theo khát vọng, ước mơ no ấm của đồng bào miền sơn cước Tây Bắc.
Nói gì thì nói, Khau Phạ đẹp nhất vẫn là mùa lúa chín (khoảng tháng 9 - tháng 10), khi lúa ngả sang màu bánh mật, vàng rộm trên các thửa ruộng bậc thang. Vào thời điểm này, khách đi tour Mù Cang Chải giá rẻ còn được trải nghiệm “bay trên mùa vàng” từ đỉnh đèo Khau Phạ bằng dù lượn, tận mắt ngắm nhìn phong cảnh quê hương trên không trung là một cái gì đó rất “chill”.
Dưới chân kèo Khau Phạ, xuôi về hướng Đông là xã Cao Phạ - đia điểm gắn liền với đội du kích huyền thoại Khau Phạ trong kháng chiến chống Pháp. Họ được mệnh danh là những chiến binh mây mù “xuất quỷ nhập thần”, trong cuộc chiến kéo dài từ năm 1946 đến 1952 chỉ với súng kíp đã liên tục cắt đứt nhiều đợt tăng cường lực lượng của Pháp lên các tỉnh Lai Châu, Lào Cai…
Cách đó không xa là cánh rừng nguyên sinh ở xã Nậm Có - nơi mà những vạt sơn tra hàng trăm năm tuổi vẫn còn khá nguyên vẹn. Nơi đây với khí hậu mát mẻ và nguồn nước tinh khiết chảy ra từ lòng núi là điều kiện lý tưởng cho việc nuôi thủy sản xứ lạnh. Những chú cá hồi vì thế mà được “vượt đèo lội suối” để tới nơi đây, tạo ra thêm một đặc sản của núi rừng Tây Bắc.
Phía Tây đèo Khau Phạ là La Pán Tẩn – nơi đã quá nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang cứ dâng lên từng đợt như những con sóng vàng óng ả, rượu thóc Y Mèo vừa đậm đà vừa thoang thoảng vị tự nhiên hay những trái mắc cọp chín cây tỏa hương thơm ngát. Nơi đây còn có lâm trường Púng Luông – nơi mà những người công nhân nhỏ bé đã phủ xanh Mù Cang Chải bằng bạt ngàn thông xanh.
Xa thêm chút, ngược lên hướng Tây Nam, thung lũng Nậm Khắt nổi tiếng với nghề nuôi ong lấy mật của người Mông. Những giọt mật ong vàng sánh được lấy từ phấn của hoa mận tam hoa, sơn tra, tớ dảy… chắc chắn sẽ để lại những dư vị khó phai trong lòng của bất kỳ ai, dù là khó tính nhất khi vượt cổng trời Khau Phạ để đến với miền đất xinh đẹp này.
Vượt Đèo Khau Phạ, đắm mình trong mây núi trập trùng thì khách của tour Mù Cang Chải 3 ngày 2 đêm không chỉ “cảm” được sự hùng vĩ của đất trời Tây Bắc mà còn “thấu” được sự thiếu thốn của con người miền cao nguyên sương gió này. Chỉ bằng khát vọng cùng sự chăm chỉ, họ đã khiến cho cuộc sống và thiên nhiên nơi cổng trời Khau Phạ ngày càng trở nên tươi đẹp hơn.