Đèo Ô Quy Hồ ở Sapa là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc, về nhất ở ba hạng mục: Con đèo dài nhất, Hiểm trở và hùng vĩ nhất và Phong cảnh đậm chất “tình” nhất. Sẽ thật là thiếu sót vô-cùng-lớn đối với các thánh check in chưa bước chân lên đây, bởi đèo Ô Quy Hồ là một lựa chọn cực “Chất” khi bạn đi tour Sapa 2 ngày 1 đêm đấy ạ. Đối với những kẻ “cuồng xê dịch”, đèo Ô Quy Hồ không những hấp dẫn bới sự cheo leo, hiểm trở mà còn là ở những nét chấm phá rất “tình” mà chỉ nơi đây mới có. Với một “chiếc” phong cảnh mà cứ bấm máy là có một siêu phẩm từ mọi góc chụp thì tin tôi đi, có post gãy tay thì cả đời cũng chưa hết ảnh, bạn nhé.
Cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn và giáp ranh hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ cứ thế đứng sừng sững hiên ngang với đất trời. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi nơi đây thu hút một lượng lớn du khách cũng như các phượt thủ từ mọi miền Tổ Quốc tới check in, khám phá. Tuy nhiên với những khúc cua hình tay áo đầy mạo hiểm, dốc và vực thăm thẳm bao quanh thì cũng xin chống chỉ định với các “xế” tay lái non để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Con đèo chạy men sườn dãy Hoàng Liên, nơi được coi là mái nhà nước Việt, nơi có đỉnh cao nhất Đông Dương Fansipan (là ranh giới của hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai), nên đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn hay nó còn được mọi người gọi là đèo Mây vì trên đỉnh đèo quanh năm mây mù che phủ.
Đèo Ô Quy Hồ cùng với đèo Pha Đin (giáp ranh Sơn La, Điện Biên), đèo Mã Pí Lèng (ở Hà Giang) và đèo Khau Phạ (ở Yên Bái) tạo nên Tứ đại đỉnh đèo. Ở độ cao gần 2000m, nằm giữa mây núi ngút ngàn, đèo Ô Quy Hồ còn được biết đến với tên Cổng Trời. Phía xa xa, dãy Hoàng Liên Sơn nối tiếp nhau chập chùng thoắt ẩn thoắt hiện sau những làn sương khói, đỉnh Fansipan ảo diệu dưới vạt nắng chói chang khiến khung cảnh nơi đây hùng tráng vĩ đại biết chừng nào. Đứng nơi đây nhìn xuống, những dãy núi xanh ngắt chạy từ thung lũng sâu vọt lên chất ngất tận đỉnh trời nối liền biển với mây mở ra cánh cổng thiên đường như muốn níu chân người lãng khách.
Bình minh trên đèo Ô Quy Hồ
Cùng với đèo Ô Quy Hồ, thác Tình Yêu là địa danh được chụp ảnh và checkin thuộc hàng nhiều nhất Sapa. Nổi tiếng là thế nnhưng không phải ai cũng biết về truyền thuyết về chuyện tình ngàn năm gắn liền với tên gọi của hai địa danh này.
Tên gọi “thác Tình Yêu” bắt nguồn từ truyền thuyết ngôn tình giữa chàng Ô Quy Hồ - con trai cả của thần núi Ai Lao và nàng tiên thứ bảy - con gái yêu của Ngọc Hoàng. Vốn là người có niềm đam mê âm nhạc bất tận, lại không màng nối nghiệp vua cha nên chàng Ô Quy Hồ đã sớm bị tước hết phép và trở thành người thường. Không lấy đó làm buồn, hàng ngày chàng vẫn lạc quan và đắm mình trong thú vui thổi sáo - đốn củi, sống cuộc sống vô lo vô nghĩ.
Trong một lần xuống trần gian dạo chơi và tắm thác, nàng đã bị tiếng sáo điêu luyện, lay động lòng người đó mê hoặc. Thế rồi họ yêu nhau lúc nào chẳng hay. Chuyện tình chớm đơm hoa thì không may tới tai Ngọc Hoàng. Lệnh cấm giáng trần nhanh chóng được ban ra, kèm theo đó là sự trừng phạt dành cho công tử họ Hồ: mãi mãi mang hình hài của môt con rùa đen. Vì quá buồn thương mà nàng lâm bệnh qua đời. Sau khi nàng mất, chiều chiều đều có một con chim phượng hoàng bay lượn qua đỉnh đèo buông lời da diết: Ô Quy Hồ... Ô Quy Hồ… Theo lời kể của người dân trong vùng, đó là do nàng tiên biến thành. Cảm động bởi chuyện tình đẫm nước mắt, cái tên Ô Quy Hồ được đặt cho đỉnh đèo. Còn thác nước nàng tắm được đặt là thác Tình Yêu, nơi khởi đầu của chuyện tình bi thảm.
Thác Tình Yêu
Các bạn có thể chinh phục "vua" đèo bằng hai hướng: Tam Đường (tỉnh Lai Châu) lên hoặc từ Sapa (tỉnh Lào Cai) xuống.
Để đi từ Hà Nội đến Tam Đường - Lai Châu, bạn sẽ bắt tàu hỏa lên Lào Cai và đi xe khách để lên đèo Ô Quy Hồ.
Đỉnh Fansipan
Nếu xuất phát từ thị trấn trong mây Sapa, bạn sẽ đi bằng xe máy. Ra khỏi thị trấn được khoảng vài cây số là những giàn su su nằm dọc theo triền núi. Càng lên cao, sương mù càng dày, tầm nhìn bị ngắn lại chỉ còn vài mét. Lúc này xe chỉ đi chậm, bám gần sát vách núi để đảm bảo an toàn. Khi qua trạm kiểm lâm Trạm Tôn một chút, trời sẽ quang mây, cảnh vật dần hiện ra rõ hơn. Lên tới đỉnh, đập vào mắt là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và đỉnh Fansipan lừng lững hiên ngang... ẩn khuất sau những tầng mây.
Trước mặt bây giờ là những con đường sâu hun hút uốn éo như dải lụa. Tại đây, ban có thể đi thác Bạc - một trong những thác đẹp nhất Sapa. Mường Hum tuyệt đẹp cách Bản Xèo chừng 30 cây số được biết đến với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, hay các phiên họp chợ vào cuối tuần. Vào sâu thêm một chút là Y Tý, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì. Ở đây có rừng nguyên sinh Dền Sáng, được ví như khu rừng treo độc đáo, tọa trên vách núi cao vút. Men theo đường vành đai biên giới Việt-Trung sẽ tới Lào Cai.
Trên cung đường khoảng 100 cây số này du khách được chiêm ngưỡng nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt cùng các cột mốc chủ quyền... Càng về cuối, con đường càng uốn lượn và hiểm trở hơn. Đến chân đèo, nhìn lên dãy Hoàng Liên Sơn mới thấy được sự hùng vĩ của nóc nhà Đông Dương. Nhìn lại cung đường vừa trải qua, bất chợt cảm thấy rùng mình nhưng đầy thích thú. Từ phía chân đèo, du khách phải di chuyển một đoạn đường xa đầy trắc trở, ngược dốc nguy hiểm để trở lên đỉnh đèo trước khi về lại thị trấn trong mây Sapa.
Đèo Ô Quy Hồ
Vào mùa hè, ở bên sườn núi phía Lào Cai không khí mát mẻ, đôi khi còn chìm trong sương mờ thì ở sườn núi bên Lai Châu nắng và nóng chói chang. Nhưng đến mùa đông, bên huyện Tam Đường ấm áp thì Sapa lại lạnh giá, đôi khi băng tuyết giăng kín lối. Giống như kết thúc của câu chuyện ngôn tình, thời tiết nơi đây cũng không dễ để có thể dự báo trước… Sự huyền bí này cũng là điểm nhấn khiến lượng đặt tour Sapa 2 ngày 1 đêm tăng vọt trong thời gian gần đây.
Những cánh đồng lúa xanh ngát, điểm thêm những con đường mòn quanh co, gió và mây trắng mơn man khắp mặt khiến khung cảnh như chốn thiên đường. Đến Ô Quy Hồ, bạn có thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc và thời tiết rất đa dạng cho dù đó là mùa nào trong năm. Đi tour Sapa 2 ngày 1 đêm trên những đoạn đường đèo Tây Bắc vào tiết trời xuân, bạn sẽ không khỏi cảm thấy ngợp và phấn khích trước khung cảnh hoa đào rợp trời. Còn vào mùa đông, đỉnh Ô Quy Hồ ngập chìm trong tuyết trắng lại đón chào những hàng dài người kéo về thưởng thức thứ mà chỉ nơi đây mới có.
Thả hồn ở đỉnh đèo Ô Quy Hồ, cảm giác bản thân như được làm mới lại. Mọi lo toan trong bộn bề cuộc sống như được giũ bỏ hết. Mọi sự ganh ghét, hơn thua, đố kỵ, bực dọc trong người đều được gột rửa, trả lại tâm hồn thư thái, cân bằng, tràn đầy năng lượng.
Trên đỉnh đèo là các lán (quán ăn) phục vụ du khách dừng nghỉ và thưởng thức những món ăn đặc sản Sapa. Sau khi thả hồn phiêu theo những cung đường đèo thì cũng là lúc bụng đói meo rồi. Cảm giác lúc này cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại, vừa bằng thịt xiên nướng và cơm lam… Vâng, thịt xiên nướng và cơm lam dường như là món chính ở đây, quán náo cũng có. Duy chỉ một vài quán có bán thêm món trứng gà nướng cực ngon nếu bạn tinh mắt. Ngoài ra thịt gà rừng, thịt trâu gác bếp, thịt heo cắp nách ăn kèm cải mèo, su su của người Dao và người Mông cũng đậm nét ẩm thực Tây Bắc, ăn một lần là mãi không quên.
Bản thân như được làm mới lại
Cả một kho ảnh đầy ắp trong máy, post cả năm không hết. Hơn nữa lại toàn những bức ảnh độc, lạ, hoành tráng, kỳ vỹ…, được thưởng thức những đặc sản của vùng Tây Bắc. Nghĩ tới đây thôi là trong lòng lại xốn xang, động lực xách mông lên và đi là đây chứ đâu. Hãy đặt ngay cho mình môt chuyến du lịch Sapa - nơi giao thoa của đất trời để cùng trải nghiệm với Việt Queen Travel, bạn nhé.