x
Pop-up
...

Du lịch Hà Giang - Tất tần tật về Hoàng Su Phì 2021

Link hay button
Du lịch Hà Giang - Tất tần tật về Hoàng Su Phì 2021


Là điểm đến ưa thích của khách du lịch Hà Giang, do bị chia cắt mạnh nên loại địa hình đặc trưng của Hoàng Su Phì là đồi núi thoai thoải và thung lũng hẹp giúp cho đồng bào dân tộc có thể thỏa sức sáng tạo nên những kiệt tác “ruộng bậc thang” trong quá trình mưu sinh của mình. Cùng Việt Queen Travel khám phá vùng đất nằm ở phía Tây của Hà Giang này xem có gì thú vị nhé.


Vài nét về Hoàng Su Phì

Là nơi tập trung 17 dân tộc sinh sống, chủ yêu là người Dao, Nùng, La Chí… nhưng chẳng khách du lịch Hà Giang giá rẻ nào biết được nguồn gốc của những thửa ruộng bậc thang dù cho đó là loại hình canh tác phổ biến của đồng bào vùng cao từ trăm năm nay. Để tạo nên những kỳ quan ấy, ngoài việc phải chăm chỉ-khéo léo thì còn phải tính toán việc chọn đất, dẫn nước về ruộng…

Không chỉ mang lại giá trị về vật chất, văn hóa, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì còn làm cho chúng ta liên tưởng tới những nấc thang lên thiên đàng… Giữa mênh mông sương mù, những thửa ruộng mềm mại cứ thế ôm chặt lấy các dãy núi đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa mang nét hoang sơ, vừa phảng phất sự hùng vĩ tại nơi địa đầu Tổ Quốc.

Hoàng Su Phì không chỉ không chỉ hút hồn du khách mùa nước đổ…

Thời điểm tháng 5 đến tháng 6, khi lúa đã được gặt xong thì cũng là lúc những cơn mưa mùa hạ kéo đến. Lúc này là thời điểm bà con phải tranh thủ đưa nước vào ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Vào mùa nước đổ, nơi đây như một bức tranh đa sắc màu: màu xanh non của lúa, màu nâu của những bậc đất đang chờ canh tác, hay những khoanh lấp lánh ánh bạc phản chiếu màu trời.



Hình ảnh bà con đang cấy nốt những thửa mạ non, mọi vừa vừa làm vừa nói với nhau bằng thứ tiếng bản địa rôm rả xen lẫn những tiếng cười sảng khoái của những chàng trai, cô gái vùng cao khiến cho bất kỳ vị khách đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm dù là khó tính nhất cũng phải giãn cơ mặt để hòa mình vào cuộc sống, thêm yêu đời, yêu cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi đây.



… mà mùa lúa chín, họ cũng kéo lên Hoàng Su Phì

Là một bức tranh trái ngược với sự rộn ràng cấy mạ mùa nước đổ, Hoàng Su Phì mùa lúa chín có phần dịu dàng êm ả hơn. Vào tầm tháng 9 tháng 10 hàng năm, mỗi thung lũng nơi đây sẽ khoác lên mình một màu vàng ươm óng ả, quện cùng cái nắng hanh mùa thu dịu nhẹ khiến cho các tay săn ảnh lại nô nức kéo lên hy vọng bắt được cho mình một khoảnh khắc để đời.


Biết được mình đang được săn đón, những “chiếc móng ngựa” vàng trải dài từ đỉnh núi vắt qua đồi chè, nương ngô cứ thế mà khoe những đường cong quyến rũ của mình. Phía xa xa là các giọt sương vấn vương trên cây lúa, cứ lấp la lấp lánh như những viên đá quý của đất trời. Sau những cơn gió dịu nhẹ thoang thoảng mùi lúa mới, cả cánh đồng lại nhất loạt ngả nghiêng - đẹp đến nao lòng.


Đến Hoàng Su Phì đi chơi đâu

Leo núi Tây Côn Lĩnh: Với chiều cao lên đến gần 2419m so với mực nước biển, nơi đây được mệnh danh là nóc nhà Đông Bắc. Hơn thế nữa đây là cung đường khó với khu rừng nguyên sinh dày đặc, không có lối ra hay vào rõ ràng. Để có thể chinh phục được ngọn núi này, bạn không những phải trang bị cho mình lòng gan dạ, can đảm mà còn là những kỹ năng và sự khéo léo nữa.

Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi: thuộc dãy Tây Côn Lĩnh với độ cao so với mặt nước biển là 2402, xếp thứ hai tại Hà Giang. Quanh năm bao phủ bơi sương và gió, đường thì chênh vênh khúc khuỷu bởi những dãy đá nối nhau; nhiều người khi đã lên tới đỉnh rồi mới nhận ra là trekking còn dễ hơn đi xe... không phải tự dưng nơi đây được coi là một trong những cung đường “xương” nhất.

Đi chợ phiên Hoàng Su Phì: họp một phiên vào chủ nhật hàng tuần, địa điểm là hai dãy phố với chiều dài vài km ở thị trấn Vinh Quang, Hà Giang. Dù cho chỉ bán vài mớ rau hay là cả sạp hàng rộng lớn thì để có được vị trí đắc địa, nhiều người phải dậy chuẩn bị từ 2-3h sáng. Những đứa trẻ đang say ngủ trên lưng mẹ là hình ảnh khách du lịch Hà Giang từ Hà Nội rất dễ bắt gặp ở phiên chợ này.

Đặc sản Hoàng Su Phì là món gì

Thịt chuột La Chí: khác với dưới xuôi khi nhìn thấy chuột là chạy (huống hồ ăn), thịt chuột ở nơi đây có một vị trí quan trọng khi góp mặt đầy đủ trong các dịp lễ: cúng tổ tiên, mừng lúa mới, lễ hội gầu tào hay các dịp lễ tế thần linh… Ngoài ra nó còn xuất hiện trong các bữa cơm hằng ngày, giống như ở dưới xuôi người ta thường ăn thịt lợn trong các bữa cơm vậy.

Cốm nếp: những hạt lúa nếp non, mới chỉ vừa cưng cứng được người dân dùng để làm cốm khi tiết trời chớm thu, se lạnh. Người ta sẽ cho rang trước, bởi khi đó lớp vỏ trấu sẽ giòn và khô đi nên dễ bong tróc trong quá trình giã. Đây là bước ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cốm bởi nếu rang chưa đủ độ thì khó tách vỏ, còn rang lâu thì hạt lúa sẽ chín khô, khi giã sẽ vỡ vụn kém hấp dẫn.

Chè Shan Tuyết: được chọn từ những búp chè to và non nhất trên các cây chè cổ thụ có tuổi đời trăm năm ở Tây Côn Lĩnh - nơi có khí hậu vô cùng thích hợp để trồng loại cây này. Đây là loại chè quý hiếm bởi hương thơm thuần khiết và những công dụng cực tốt cho cơ thể. Tuy không phổ biến ở trong nước, nhưng chúng khác được ưa chuộng ở nước Nhật, Đài Loan…

Xe đã lăn bánh được hồi lâu nhưng hình ảnh những thửa ruộng đều tăm tắp, mềm mại bao quanh triền núi, đỉnh đồi ở Hoàng Su Phì vẫn in sâu trong tâm trí khách du lịch Hà Giang. Để lại lời hứa sẽ quay lại vào một dịp gần nhất, Việt Queen Travel cùng mọi người tiếp tục hành trình khám phá mảnh đất Hà Giang xinh đẹp mà trong lòng không khỏi vẫn vương, tiếc nuối.

(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet, nếu bạn là chủ sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi)

Bài viết liên quan

ˆ