Là vùng đất tập trung rất nhiều đồng
bào của các dân tộc khác nhau sinh sống nên nhắc đến lễ hội Hà Giang thì khách du lịch Hà Giang sẽ bị ngợp bởi sự đa dạng của nó. Mỗi dân tộc đều có một lễ hội
riêng, và mỗi lễ hội lại mang một ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với họ. Hôm
nay, Việt Queen Travel sẽ cùng các bạn
khám phá top 5 lễ hội siêu độc đáo tại mảnh đất địa đầu Tổ Quốc này.
Hay còn gọi là lễ hội xuống đồng - một trong những lễ hội truyền thống lâu đời nhất tại mảnh đất Hà Giang, được tổ chức vào ngày đầu tháng Giêng hằng năm. Phần lễ bắt đầu bằng các nghi thức trang trọng và rước hoa quả bánh trái, sau đó tới lễ cúng các vị thành hoàng, các vị thần núi, lễ tịch điền để cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no, sâu bọ không phá hoại…
Phần hội được mở màn bằng các điệu hát then, hát cọi của các chàng trai cô gái trong thôn xã. Tiếp sau là các trò chơi kéo co, đẩy gậy, ném gậy… nhưng chiếm được nhiều sự quan tâm nhất của khách du lịch Hà Giang từ Hà Nội là phần thi cày ruộng. Các thửa ruộng rộng lớn, tơi xốp nhất được chọn làm nơi thi tài nhằm tìm ra người cày giỏi nhất, nhanh nhất.
Là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông được tổ chức vào rằm tháng Giêng âm lịch, khi mà không khí Tết vẫn còn đang hừng hực trong hơi thở của núi rừng. Lễ hội nhằm mục đích cảm tạ đất trời, các vị thần linh đã phù hộ cho đại gia đình mạnh khỏe; gia đình nào chưa có con hoặc con một bề thì xin con, cầu phúc, cầu lộc, cảm tạ trời đất vì đã mang tới mùa màng bội thu…
Phần lễ bao gồm các nghi thức đặc trưng trong văn hóa người Mông và việc chuẩn bị đồ cúng: thủ lợn, tiền giấy, ngô, thóc, xôi… Nhưng nghi lễ độc đáo nhất được đông đảo khách du lịch Hà Giang giá rẻ quan tâm đó là lễ dựng cây Nêu. Chủ lễ và người giúp việc đặt đồ lễ lên cây, tiền vàng ở dưới gốc rồi quỳ khấn. Sau nghi thức này, đám hội mới chính thức bắt đầu.
Phần hội mở màn bằng những bài hát và lời chúc của gia chủ dành cho mọi người nhân dịp đầu xuân năm mới. Tiếp sau đó là những tiếng khèn cùng các điệu múa xen lẫn trong sắc màu rực rỡ của trang phục của núi rừng. Những trò chơi truyền thống: đánh yến, leo cột lấy rượu… được các nam thanh nữ tú nô nức tham gia. Vừa thưởng thức đặc sản Hà Giang, vừa tham gia lễ hội cũng là một ý tưởng không tồi.
Trong số các nghi lễ truyền thống của mình, nghi lễ Cấp Sắc hay còn gọi là lễ Lập Tịnh dành cho nam giới đến nay vẫn còn được gìn giữ và duy trì. Người đàn ông nếu chưa trải qua nghi lễ này thì dù lớn tuổi vẫn bị coi là trẻ con vì chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Ngược lại, người được cấp sắc dù còn ít tuổi vẫn được chứng nhận đã trưởng thành, được tham gia vào việc làng, cúng bái.
Tại nơi hành lễ, tranh Ngọc Hoàng cùng các vị thần được treo trang trọng bên bàn thờ tổ tiên của người hành lễ. Các nhóm dao khác nhau thì việc hành lễ cũng khác nhau. Gần ngày lễ, gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm: lợn, thóc gạo, rượu chè… để khoản đãi dân làng chứng kiến, cử người mang lễ đi mời thầy cúng; người thụ lễ phải kiêng hò hát, kiêng ngủ chung…
Đây là lễ hội gắn liền với lễ truyền nghề thầy cúng, được tổ chức để họ nhận học trò và truyền nghề. Lễ được tổ chức riêng theo từng họ, họ nào làm thì chuẩn bị gà trống, gạo hương, tiền giấy… Lễ hội mở đầu bằng việc bày biện lễ vật và thắp hương, sau đó thầy ngồi vào ghế cúng thực hiện nghi lễ Tiếp đó là các bài cúng để được “xuất hồn” lên trời tìm các vị thần nhập vào đám thanh niên đang chờ.
Người Pà Thẻn cho rằng việc tìm thần về nhảy lửa vô cùng gian nan vất vả, do đó thầy cúng phải là người cao tay, tinh thông nhiều loại phép mới làm được. Sau tiếng nhạc và lời gọi của thầy cúng trong khoảng 20 phút, cơ thể và ánh mắt của các chàng trai bắt đầu thay đổi. Cứ thế họ lao vào đống lửa đỏ hồng với đôi chân trần mà nhảy, mà bốc than tung lên, thậm chí có người nhai cả than.
Khi người này ra thì lại có người khác tiếp nối, có lúc là hai, ba người nhảy cùng. Họ cứ thế mà vẫy vùng trong ánh lửa trước sự reo hò cổ vũ của khách đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm như không hề cảm nhận được sức nóng của than. Nếu lửa tàn thì nhóm lên nhảy tiếp, đến khi nào than tàn hẳn thì thầy cúng tiễn các thần về trời, hẹn lần nhảy tới sẽ mời các thần xuống tham gia, học trò lúc này mới tỉnh.
Những ngày cuối năm cũng là lúc người Lô Lô đang hoàn thành nốt công việc năm cũ đế đón Tết đến, xuân về. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, rác được đổ tại ngã ba ngã tư để tống khứ uế tạp năm cũ dọn đường đón những điều may mắn của năm mới. Chiều 30 tết, các thành viên trong nhà được gia chủ cúng sức khỏe, gọi hồn (sống) về với ông bà cha mẹ sum họp đón mừng năm mới.
Đêm giao thừa là thời điểm nhộn nhịp nhất, mọi người đều thức để đón thời khắc chuyển giao. Đám trẻ bên các bà các cô trông nồi bánh chưng thì râm ran kể chuyện cổ tích. Thanh niên nam nữ đổ ra các ngả đường, sân chơi để chờ gà gáy sáng. Người Lô Lô đón năm mới bắt đầu từ tiếng gà đầu tiên gáy trong bản, bất kể là nhà ai thì gia chủ cũng quỳ khấn mời các cụ về đón Tết cùng con cháu.
Đối với khách du lịch Hà Giang mà nói, lễ hội là nơi thu hẹp khoảng cách cũng như sự hiểu biết về phong tục tập quán của họ đối với người dân bản xứ. Hòa mình trong không khí lễ hội Hà Giang, cảm giác xa lạ ban đầu dường như biến mất từ lúc nào, tất cả mọi người cũng như Việt Queen Travel đều cảm thấy mình là một phần của nơi đây - mảnh đất miền viễn biên của Tổ Quốc.