x
Pop-up
...

Có một mùa vàng Hoàng Su Phì say đắm đến vậy

Link hay button
Có một mùa vàng Hoàng Su Phì say đắm đến vậy

Vào mỗi mùa, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lại mang một sắc thái khác nhau, nhưng đẹp và ấn tượng nhất đối với khách đi tour Hoàng Su Phì 3 ngày 2 đêmdo Việt Queen Travel tổ chức có lẽ là thời điểm bước sang mùa thu khi sắc vàng ngập tràn thung lũng, hương lúa chín bảng lảng trong gió chiều. Mọi cảm xúc lúc này dường như tan biến, để nhường chỗ cho hai từ “ngất ngây”…


Hoàng Su Phì ở đâu?

Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố không quá xa nên Hoàng Su Phì là địa điểm được đông đảo khách du lịch lựa chọn để thỏa mãn đam mê khám phá cũng như dịch chuyển của mình. Những thửa ruộng bậc thang dài tít tắp men theo thung lũng sâu hoắm được hình thành do giãn nở địa chất vô tình tạo nên chất hoang sơ - kỳ vỹ, nức lòng khách du lịch Hoàng Su Phì giá rẻ.

Cây lúa tại đây chỉ trồng mỗi năm một vụ, tháng 5 mùa nước đổ - tháng 9 mùa gặt lúa, cứ đều đặn như được lập trình. Khách kéo đến đây đông nhất là vào tháng 10, khi những thửa ruộng bậc thang đang nhuận sắc nhất, nhìn từ xa như những tấm thảm vàng đang uốn lượn theo triền núi, thôi thúc lòng người đến để đắm mình vào với thiên nhiên, đất trời nơi đây.

Mỗi thung lũng lại là một cánh đồng lúa trải dài như thế, vàng óng khoe mình dưới ánh nắng mùa thu dịu nhẹ - một background phù hợp cho việc lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Mọi thứ đẹp đúng như sự tưởng tượng của khách đi tour Hoàng Su Phì từ Hà Nội về ruộng bậc thang vùng cao - thứ mà bây giờ họ mới được thấy tân mắt…

Những địa điểm đẹp nhất để ngắm mua vàng Hoàng Su Phì

- Ruông bậc thang bản Luốc – Sán Sả Hồ: không nhộn nhịp như khu cao nguyên đá Đồng Văn, nhưng cũng đủ hút hồn lữ khách với những thửa ruộng chín vàng mềm mại vắt quanh sườn núi, thấp thoáng đằng sau là những nếp nhà sàn, và khoảng xanh mướt của cây cối. Những tiếng gà gáy ngắt quãng như phá tan không gian tĩnh lặng, cảnh vật chưa bao giờ bình yên đến thế.

- Ruông bậc thang bản Phùng: sở hữu vẻ đẹp đặc trưng nhất của Hoàng Su Phì nên nơi đây là cái tên đã quá đổi quen thuộc với dân nhiếp ảnh. Những thửa ruộng bậc thang chênh vênh gối đầu lên nhau trên những sườn dốc đứng, những bông lúa mềm mại nghiêng mình theo gió, tràn cả vào từng nóc nhà sàn đơn sơ… Tất cả quện vào nhau đầy mê hoặc khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ.

- Ruông bậc thang Hồ Thầu: cách xã Nậm Dịch khoảng 15km, thuộc sở hữu của người Dao đỏ. Cứ mỗi một khoanh ruộng, người dân lại trồng rừng bao quanh để giữ cho đất không bị sạt lở. Ruộng nơi đây ít dốc hơn chỗ khác, rộng và cao ngút tầm mắt. Ở nơi đây, họ làm ruộng từ trên cao xuống thấp, chỉ với các công cụ nông nghiệp đơn giản, thô sơ: cuốc chim, xẻng…

- Ruông bậc thang Nậm Ty: Nằm trên cung đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì, là một bức tranh thiên nhiên sinh động với những thửa ruộng bậc thang uốn lượng hình vòng cung, trải dài vô tận bên cạnh những mái nhà sàn bằng gỗ. Mây ở nơi đây không dày đặc như Tà Xùa hay Y Tý, chúng mỏng manh như những tấm khăn voan trùm lên những ngọn núi làm khung cảnh trở nên yêu kiều hơn bao giờ hết.

- Ruông bậc thang Thông Nguyên: nằm ở lưng chừng núi, phần bình nguyên được tạo nên bởi dòng chảy của 3 con suối lớn: Phìn Hồ, Nậm Ông và Nậm Khòa. Chính bởi lợi thế này mà nơi đây luôn lọt top những địa điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất Hoàng Su Phì, thậm chí còn được mệnh danh là nơi “Quần Sơn - Tụ Thủy”, hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch bốn phương.


Hoàng Su Phì có món gì ngon, có đặc sản gì?

- Cá chép ruộng: nếu đến Hoàng Su Phì mùa lúa chín, bạn không chỉ bị thu hút bởi sự hùng vỹ của những thửa ruông bậc thang lấp ló sau làn mây mỏng mà còn bị níu chân bởi món ẩm thực đậm chất dân dã: cá chép ruộng bậc thang. Lúa nước nơi đây đều được bà con tận dụng để nuôi thêm cá chép để cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng thêm thu nhập.

- Cốm nếp: cũng giống như dưới xuôi, cốm nếp nơi đây được người La Chí làm vào mùa thu khi tiết trời se lạnh. Những hạt lúa nếp non vừa mới cứng sau khi giã được sàng đãi vỏ là ăn được ngay. Đây là món ăn dùng để thiết đãi khách quý hoặc dùng trong những dịp đặc biệt của gia đình. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể giữ được trong thời gian ngắn, khoảng 3-4 ngày.

- Thịt chuột: là thứ không thể thiếu trong đời sống thường nhật và đời sống tâm linh của người La Chí. Người ta dùng chúng trong bất cứ lễ cúng gì, từ lễ cúng tổ tiên, lễ cúng lúa mới, lễ xuống đồng, cho đến lễ cưới… Gắn bó với người La Chí từ hàng ngàn năm nay, nên không biết khi nào thịt chuột đã trở thành đặc sản của vùng đất này bên cạnh thắng cố, rượu ngô…

- Mận máu: mọng nước, vỏ có màu đỏ tươi như máu nên tạo cảm giác khá lạ cho mọi người về màu sắc cũng như hương vị thơm ngon riêng biệt. Mận chín muộn hơn các loại mận khác, rộ vào trung tuần tháng 6 và đầu tháng 7 nên thường được giá hơn. Khi chín, mận Chiến Phố sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ sậm nên từ lâu đã nức tiếng gần xa với tên gọi “mận máu”.

Phải đặt chân đến tận nơi đây, khách đi tour Hoàng Su Phì 3 ngày 2 đêm mới cảm được hết cái kì vỹ của ruộng bậc thang treo quanh sườn núi cũng như sự cần cù của người dân nơi địa đầu Tổ Quốc. Chính họ đã góp phần tạo nên “mùa vàng Hoàng Su Phì” - thương hiệu thứ 2 của mảnh đất Hà Giang bên cạnh Cao nguyên đá Đồng Văn.

Bài viết liên quan

ˆ