x
Pop-up
...

ĐỀN ĐÔ - NƠI THỜ TỰ CỦA CÁC CHÂN MỆNH THIÊN TỬ TRIỀU LÝ

Link hay button
ĐỀN ĐÔ - NƠI THỜ TỰ CỦA CÁC CHÂN MỆNH THIÊN TỬ TRIỀU LÝ

Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20km về hướng Bắc, Đền Đô (đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp Điện) là một trong tam cổ: Cổ Bi, Cổ Loa, Cổ Pháp nằm ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hôm nay Việt Queen Travel sẽ cùng các bạn khám phá khu di tích lâu đời với kiến trúc độc đáo của một triều đại hưng thịnh và cũng là nơi ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước mở mang bờ cõi của triều đại nhà Lý.


Đi đền Đô bằng phương tiện gì

Xe Bus: Các bạn có đi tuyến 54 xuất phát từ điểm trung chuyển Long Biên. Lên xe đánh một giấc là tới nơi, vừa an toàn vừa tiện lợi.

Xe máy (hoặc các phương tiện khác): các bạn đi theo cung đường bắt đầu từ cầu Chương Dương, qua cầu Đuống theo hướng Bắc Ninh đến Từ Sơn sau đó rẽ phải là tới làng Đình Bảng. Nếu chưa rành đường đi ở Hà Nội thì bạn nhớ bật Google Map lên nhé.

Đường Sông: Tour du lịch sông Hồng 1 ngày cũng là một trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn nhất là đối với các bạn ở thành phố. Cùng trải qua những giây phút thú vị này cùng Việt Queen Travel nhé.

>>> Đền Chử Đồng Tử - Một trong Tứ bất tử của thần đạo Việt Nam.

>>> Đền Gióng (Sóc Sơn) và truyền thuyết về huyền thoại bất tử.

Công trình kiến trúc với lịch sử lâu đời

Theo sử sách ghi lại, được biết vua Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi sẽ về quê hương vinh quy bái tổ nên  dân làng Đình Bảng đã xây một khu nhà để nghênh tiếp vua. Sau khi ông mất, Lý Thái Tông lên kế vị và cho sửa sang lại nơi đây để làm nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi mất. Đền Đô được khởi công xây dựng ngày 03 tháng 03 năm 1030 khi hoàng đế về giỗ cha, sau nhiều lần trùng tu và mở rộng thì có diện tích như ngày nay. Các vị vua thờ tự nơi đây: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông. Ngôi đền có tổng diện tích trên 30.000 m², gồm hơn 20 công trình lớn nhỏ được xây dựng cực kỳ tinh tế và công phu với giá trị lịch sử lớn.

Khu nội thành có diện tích hơn 4.000 m2, gồm: Ngũ Long Môn, chính điện, nhà chuyển bồng, nhà bia. Ngũ Long Môn là cổng vào, trên mỗi cánh cổng là năm con rồng được điêu khắc rất tinh tế. Đi tiếp vào trong tới khu trung tâm là Chính điện bao gồm các công trình:


Phương đình với kiến trúc 3 gian, 8 mái có diện tích hơn 70m2, Nhà Tiền tế có 7 gian với diện tích hơn 220 m2. Nơi đây thờ vua Lý Thái Tổ, bên trái điện là “Chiếu dời đô” được làm bằng gốm Bát Tràng với 214 chữ tương ứng với 214 năm trị vì của nhà Lý. Bên phải là bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” như lời sấm truyền cứ văng vẳng bên tai của khách lữ hành. Gian giữa tiền tế là hai ông cấm vệ quân đứng sừng sững quắc mắt nhìn. Kế đó là đôi ngựa bạch và ngựa hồng với đầy đủ phụ kiện theo kèm sẵn sàng ra trận.

Cổ Pháp điện với 7 gian rộng hơn 180 m2 là nơi đặt bài vị của các vị vua nhà Lý. Ngay giữa điện thờ vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, ba gian bên trái thờ lần lượt Lý Nhân Tông, Lý Huệ Tông, Lý Anh Tông và ba gian bên phải là các vị Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông và Lý Thần Tông.

Nhà chuyền bồng được xây theo lối kiến trúc long đao cong vút nhưng cũng rất mềm mại, bao gồm nhà tiền tế, nhà để kiệu và nhà để ngựa. Nơi đây còn có tấm bia do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan biên soạn với chiều dài 17 cm, rộng hơn 100cm và cao gần 200 cm lưu lại sự kiện nhà Lê trùng tu và công đức của nhà Lý.

Khu ngoại thành với lối kiến trúc kết hợp giữa hoàng gia và dân gian tạo cảm giác rất thoáng với cảnh non nước hữu tình.

Thủy đình nằm giữa hồ bán nguyệt gồm  5 gian được thiết kế để văn võ bá quan ngồi xem rối nước. Hồ bán nguyệt thông với ao Cả trên, ao Cả dưới và sông Tiêu Tương.



Nhà văn chỉ phía trái nội thành diện tích hơn 100 m2 với 3 gian được thiết kế theo kiểu long đao cong vút. Đây là nơi thờ các quan võ triều Lý: Tô Hiến Thành, Lý Đạo Thành.

Nhà võ chỉ phía phải nội thành, lối kiến trúc y hệt nhà văn chỉ. Đây là nơi thờ những quan võ triều Lý như: Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Đào Cam Mộc.

Đi đền Đô vào thời điểm nào

Du khách có thể khám phá khu di tích đền Đô vào bất cứ thời điểm nào trong năm, xem dự báo thời tiết trời đẹp là xách ba lô lên rồi đi thôi. Tuy nhiên để có thể đắm mình trong không khí lễ hội thì chúng tôi khuyên bạn nên đi vào tháng 3 âm lịch (ngày 14-16). Chính hội sẽ vào ngày 16/03, ngày mà vua Lý Công Uẩn lên ngôi. Lễ hội được diễn ra long trọng hoành tráng với sự tham gia của hàng vạn người tham gia rước từ chùa Kim Đài về đền Đô. Đầu năm du xuân lễ đền chùa cầu an từ lâu đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam, kết hợp khám phá những gi tích lịch sử lâu đời thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Đền Đô luôn là điểm đến thu hút các thế hệ trẻ tới khám phá để tìm hiểu về cội nguồn dân tộc từ đó giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của ông cha để lại. Tour du lịch sông Hồng 1 ngày của Việt Queen Travel vẫn còn rất nhiều những điểm đến ý nghĩa và bổ ích như thế, hay cùng chúng mình đồng hành trên những chặng khám phá tiếp theo nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại các Quý khách.

Bài viết liên quan

ˆ